Call Us Anytime: 0914665656
Trám răng cửa mẻ, vỡ

Trám răng cửa áp dụng cho những trường hợp nào?

Răng cửa có hình dáng đẹp và màu trắng sáng giúp bạn tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi răng cửa có thể mất đi tính nguyên vẹn, mất màu sắc gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp và khả năng ăn nhai thức ăn. Vì vậy, việc trám răng cửa là giải pháp hiệu quả để khắc phục những vấn đề này.

Trám răng cửa áp dụng cho những trường hợp nào?

Trám răng cửa là một phương pháp nha khoa sử dụng vật liệu trám răng để tái tạo hình dáng và màu sắc của răng . Nhằm giúp chúng răng trắng sáng, đẹp và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Phương pháp này đơn giản, thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng.

Răng cửa bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ

Trám răng cửa có thể khắc phục răng bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ do ảnh hưởng từ thức ăn hoặc chấn thương. Đồng thời, giúp răng cửa mọc đều hơn khi chúng mọc thưa. Nếu men răng bị mòn hoặc răng cửa bị sâu, trám răng cũng là phương pháp hiệu quả để bảo vệ răng khỏi các vấn đề lý răng và sâu.

Răng cửa mọc thưa kém thẩm mỹ

Răng cửa mọc thưa kém thẩm mỹ có thể xuất phát từ các nguyên nhân như bẩm sinh, thói quen xấu trong sinh hoạt. Tình trạng này có thể được điều trị và khắc phục thông qua việc thực hiện trám răng cửa. Đối với những trường hợp răng cửa mọc thưa nhiều, phương pháp khắc phục có thể bao gồm bọc sứ hoặc niềng răng.

Trám răng cửa áp dụng cho trường hợp nào

Bị mòn men răng cửa

Men răng là lớp bảo vệ bên ngoài răng giúp chống lại tác động từ môi trường miệng và các nguyên nhân như: thức ăn, thói quen xấu, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Phương pháp trám răng có thể được sử dụng để khắc phục và bổ sung cho phần men răng bị mòn, mẻ nhằm giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu cũng như các vấn đề khác liên quan đến răng miệng.

Răng cửa bị sâu 

Răng cửa bị sâu là một trường hợp phổ biến đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân chính thường đến từ chế độ ăn uống không khoa học, tiêu thụ quá nhiều thức ăn có đường và tinh bột. Nếu vệ sinh răng miệng không được chú ý, có thể dẫn đến hình thành tình trạng lỗ sâu trên răng cửa. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện việc loại bỏ và làm sạch vi khuẩn. Sau đó thực hiện trám răng cửa bị sâu để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ của răng.

Trám răng cửa có bền không?

Độ bền của trám răng cửa thường phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như vật liệu trám răng, tay nghề của nha sĩ và quá trình chăm sóc răng miệng.

Trám răng là một phương pháp nha khoa đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, nhiều người thường đặt ra câu hỏi về độ bền của trám răng thẩm mỹ. Điều này, phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng trong quá trình trám, khả năng làm việc của nha sĩ và cách chăm sóc răng miệng sau khi đã trám răng.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất và độ bền cao, việc lựa chọn vật liệu trám răng chất lượng cao là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ nha khoa thường vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện trám răng.  

Trám răng cửa có bền không

Trám răng cửa bao nhiêu tiền?

Tại rangsuhome.com, chi phí trám răng cửa được công khai minh bạch trên các trang thông tin của nha khoa. Dưới đây là bảng giá trám răng cửa bạn có thể tham khảo ngay:

  • Bôi chống ê buốt khi trám răng: Giá dao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ
  • Trám răng cửa thẩm mỹ: Giá từ 400.000 – 500.000 VNĐ
  • Trám cổ răng: Giá 250.000 – 350.000 VNĐ
  • Trám răng Fuji Nhật Bản hoặc Composit USA: Giá dao động từ 250.000 – 350.000 VNĐ
  • Mài răng che tủy Composit USA: Giá từ 250.000 – 500.000 VNĐ

Một số lưu ý sau khi thực hiện trám răng cửa

Sau khi trám răng cửa, để răng trám được sử dụng đảm bảo bền lâu và có thể kéo dài tuổi thọ của vết trám. Bạn nên lưu ý một số những điều dưới đây để bảo đảm sau khi trám răng cửa được bền lâu theo thời gian sử dụng

  • Tránh ăn ngay: Bởi chất liệu trám răng phải cần phải có thời gian đông cứng hoàn toàn. Vì vậy, bạn nên ăn sau khoảng 2 tiếng thực hiện trám răng để tránh gây ảnh hướng đến chỗ trám.
  • Hạn chế đồ ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh: Bởi vết trám còn khá mới và chưa kịp thích nghi với lực nhai của mình. Nếu bạn ăn đồ quá cứng, dai, đồ ăn quá nóng, lạnh sẽ làm thay đổi quá trình bám dính, hình dạng cũng như độ chịu lực của vật liệu trám. Từ đó, gây ra tình trạng nứt hoặc rò rỉ ở chỗ trám răng.
  • Vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách: Bạn nên chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần, sau bữa ăn khoảng 30 phút bằng bàn chải lông mềm. Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để thực hiện làm sạch răng miệng. Đặc biệt, nếu phát hiện một điểm gồ lên khiến bạn khó chịu, cảm thấy không thoải mái lúc ăn nhai sau khi trám răng cửa. Bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và ngăn chặn khả năng nứt hoặc viêm nhiễm ở vùng vết trám.