Tổng hợp một số câu hỏi thường gặp khi dán răng sứ Veneer
Dán răng sứ Veneer là kỹ thuật phục hình cho răng đang trở thành xu hướng thịnh hành ngày nay. Do đó, những câu hỏi thường gặp khi sử dụng phương pháp này luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Cùng rangsuhome.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Contents
- 1 1. Dán răng sứ Veneer có thật sự tốt không?
- 2 2. Dán răng sứ Veneer có bền như lời đồn không?
- 3 3. Có phải mài răng khi dán răng sứ Veneer không?
- 4 4. Dán răng sứ Veneer có thật sự gây hôi miệng không?
- 5 5. Có nên dán răng sứ Veneer không?
- 6 6. Trên thị trường dán răng sứ Veneer loại nào là tốt
- 7 7. Sau khi phục hình răng sứ Veneer cần chăm sóc như thế nào?
1. Dán răng sứ Veneer có thật sự tốt không?
Theo các chuyên gia về lĩnh vực thẩm mỹ răng, việc dán răng sứ Veneer thật sự rất tốt cho người dùng. Bởi vì, khi thực hiện bác sĩ chỉ mài chỉnh răng với tỉ lệ cực kỳ nhỏ nên người bệnh không cần quá lo lắng cấu trúc răng bị thay hay sẽ tác động tới tủy răng.
Với thiết kế chất liệu sứ cao cấp hoàn toàn không gây kích ứng và hạn chế được vấn đề viêm nhiễm trong môi trường khoang miệng. Hơn nữa, mặt dán sứ Veneer còn giúp khắc phục rất tốt một số trường hợp như: Răng bị xỉn màu, ố vàng, nhiễm kháng sinh gây mất thẩm mỹ.
Trong quá trình ăn nhai, người bệnh có thể cảm nhận được sự thoải mái tối đa nhờ vào kích thước Veneer sứ mỏng và không gây tình trạng cộm cấn.
Như vậy, đây thực sự là một cách khắc phục hình hiệu quả mà bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
2. Dán răng sứ Veneer có bền như lời đồn không?
Một trong những câu hỏi thường gặp khi dán răng sứ Veneer là loại răng này có thật sự bền không. Một số bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng mặt sứ Veneer có tuổi thọ lâu dài trên cung hàm. Bởi vì, nguồn gốc của răng Veneer được làm từ 100% sứ nguyên chất nên độ bền có thể lên đến 15 năm. Đáng ngạc nhiên hơn, có một số trường hợp kéo dài đến 20 năm nếu được thực hiện dưới tay bác sĩ giỏi và có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách.
Quá trình chăm sóc răng này đóng vai trò rất quan trọng, quyết định lớn đến tuổi thọ của dán sứ Veneer sau khi tiến hành phục hình.
Với những ai vệ sinh răng thường xuyên đúng cách, bỏ thói quen hút thuốc thì răng tồn tại rất lâu. Còn ngược lại, nếu ai không tuân thủ điều đó thì thời gian dùng Veneer sứ sẽ giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, nếu bác sĩ vững chuyên môn, tay nghề kinh nghiệm cao làm thì chắc chắn sẽ phục hình cẩn thận. Đặc biệt, tránh được những sai sót gây biến chứng về sau. Nhờ vậy, người bệnh có thể yên tâm sử dụng răng sứ Veneer trong thời gian lâu dài.
3. Có phải mài răng khi dán răng sứ Veneer không?
Như đã chia sẻ ở phần phía trên, việc dán răng sứ thực chất bác sĩ vẫn tiến hành mài một tỷ lệ nhỏ răng thật. Sau đó sẽ tiến hành dán mặt sứ Veneer lên răng thật. Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi vì phạm vi mài răng khá mỏng, chỉ khoảng từ 0.2 – 0.5mm tùy vào bề mặt răng của mỗi người. Theo đó, đảm bảo không hề gây ảnh hưởng tới lớp ngà ở mô răng thật.
Có trường hợp bệnh nhân thậm chí chỉ cần chà nhám để tạo độ bám cứng chắc cho răng mà không cần thực hiện mài.
4. Dán răng sứ Veneer có thật sự gây hôi miệng không?
Kỹ thuật dán răng sứ Veneer hoàn toàn không gây hôi miệng cho người dùng. Tình trạng hôi miệng chỉ xảy ra sau khi dán mặt sứ thành công. Các trường hợp bị hôi miệng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
– Bác sĩ thực hiện chuyên môn, tay nghề kém và thiết kế mặt dán sứ không khớp với tỷ lệ răng thật từ đó tạo khe hở làm cho thức ăn thừa dính vào kẽ răng. Tình trạng này, để lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi khó chịu.
– Trường hợp người bệnh mắc chứng hôi miệng từ trước nhưng chưa đủ điều kiện để điều trị dứt điểm mà lại tiến hành dán sứ Veneer. Do đó, nguyên nhân này cũng một trong nhiều lý do khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
– Trong quá trình chăm sóc, vệ sinh khoang miệng, người bệnh thực hiện không sạch sẽ. Cũng sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển rộng rãi và làm hơi thở có mùi hôi khó chịu.
5. Có nên dán răng sứ Veneer không?
Giải pháp gắn răng sứ Veneer được chỉ định nên thực hiện với những bệnh nhân gặp trường hợp như: Răng bị xỉn màu, sứt mẻ nhỏ, kẽ răng thưa… Khi tiến hành dán răng sứ sẽ vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, vừa đảm bảo được chức năng ăn nhai hiệu quả.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng việc dán sứ Veneer sẽ dễ gặp phải những rủi ro như kích ứng răng, viêm nướu, hôi miệng. Thực tế, các biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi bệnh nhân lựa chọn địa chỉ phục hình kém chất lượng và không uy tín.
Tại đó, bác sĩ chưa có quá nhiều kinh nghiệm, máy móc còn lạc hậu cũng là nguyên nhân dẫn đến cùi răng và miếng dán sứ không khớp nhau. Điều này, gây ra nhiều hệ lụy như đã đề cập ở phía trên.
Chính vì vậy, nhằm ngăn chặn những sự cố không đáng có xảy ra, cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Bệnh nhân nên tìm tới thương hiệu thẩm mỹ răng uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện.
6. Trên thị trường dán răng sứ Veneer loại nào là tốt
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dán sứ Veneer như: Dán răng sứ Veneer Emax Press, Veneer Lisi Press và Veneer Celtra Press hay Veneer tinh thể đều được đánh giá tốt.
Những loại sứ Veneer này đều được sản xuất từ chất liệu cao cấp nên đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí khắt khe nhất của khách hàng hay người dùng. Bệnh nhân nên dựa theo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại dán sứ phù hợp với tình trạng răng thực tế của bản thân.
Ví dụ trường hợp người bệnh muốn màu sắc răng được tự nhiên. Có thể chọn dòng Veneer Emax Press. Hoặc với những người mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng nổi bật thì có thể chọn dòng sứ Veneer Lisi Press cũng khá tốt.
7. Sau khi phục hình răng sứ Veneer cần chăm sóc như thế nào?
Nhằm duy trì cho răng ở trạng thái chắc khỏe cũng như có thể kéo dài được tuổi thọ cho răng trong khoang miệng thì bệnh nhân nên chú ý thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
7.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên. Cụ thể là bạn nên làm sạch răng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám và các loại vi khuẩn mà không làm tổn thương đến vị trí nướu.
Khuyến khích dùng chỉ y khoa chuyên dụng giúp làm sạch triệt để thức ăn thừa mắc lại ở kẽ răng. Bệnh nhân không nên sử dụng tăm xỉa để làm sạch răng vì có thể gây tác động xấu đến mặt dán sứ.
Có thể sử dụng kết hợp nước súc miệng và kem đánh răng có chứa Fluoride. Nhằm tăng cường khoáng chất giúp răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát hơn.
7.2 Chế độ ăn uống đảm bảo phù hợp
Thời điểm 1 tuần sau khi dán răng sứ veneer, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng vì lúc này mặt sứ chưa được ổn định trên hàm răng.
Tránh các loại đồ ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng vì dễ xảy ra sự giãn nở không đều giữa răng thật và mặt dán sứ bên ngoài. Điều này, sẽ làm gia tăng nguy cơ bong tróc mặt dán sứ.
Sau khoảng thời gian trên bệnh nhân có thể thoải mái thưởng thức các món ăn yêu thích, ngay cả thực phẩm ở dạng giòn hoặc cứng cũng không xảy ra bất cứ vấn đề gì.
Cuối cùng, để màu sắc răng sứ được đẹp, không bị biến đổi. Người bệnh trong suốt quá trình sử dụng phương pháp này cần hạn chế ăn các loại thực phẩm đậm màu hay chứa màu hóa học.
7.3 Khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Thăm khám định kỳ khoảng một năm 2 lần là cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho người bệnh. Điều này, có thể giúp kịp thời phát hiện các loại bệnh về răng và lên kế hoạch điều trị một cách nhanh chóng hơn.
Đồng thời, nếu miếng dán sứ có dấu hiệu bong, nứt, mẻ thì bác sĩ sẽ trực tiếp can thiệp giúp ổn định và duy trì thời gian sử dụng răng trên cung hàm ở mức độ tối đa.
Trên đây, là một số câu hỏi thường gặp khi dán răng sứ Veneer giúp người dùng nắm bắt được các thông tin tổng quát về cách phục hình này. Đây thật sự là một giải pháp thẩm mỹ răng cực kỳ hiệu quả cả về lĩnh vực thẩm mỹ lẫn các chức năng về răng. Tuy nhiên, vì không phải trường hợp nào cũng có thể dán Veneer sứ nên người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ trước để biết chính xác răng của mình có phù hợp với cách thẩm mỹ này hay không nhé.