Làm cầu răng sứ có Đau không? Nên làm ở đâu Tốt Nhất?
Làm cầu răng sứ hoàn toàn sẽ không đau trong quá trình khi thực hiện. Tuy nhiên, sau khi bắc cầu răng sứ xong thì răng có thể sẽ bị đau nếu tay nghề bác sĩ không có kinh nghiệm làm. Việc cầu răng sứ bị đau là do 1 trong 4 nguyên nhân như: bác sĩ mài quá tay, khớp cắn quá cao, bị sâu răng hoặc có tật nghiến răng. Chính vì vậy, khi trồng răng bắc cầu bạn cần chọn một số nha khoa có bác sĩ giỏi và dịch vụ chăm sóc hậu cực kỳ tốt.
Contents
1. Làm cầu răng có đau như lời đồn không?
Kỹ thuật làm cầu răng sứ yêu cầu khách hàng phải loại bỏ khá nhiều lớp men răng thật để thực hiện bắc cầu răng. Do vậy, khách hàng thường lo lắng việc làm cầu răng sứ có đau không?
Nhưng Bác sĩ cho biết, làm cầu răng sứ hoàn toàn KHÔNG ĐAU trong suốt quá trình thực hiện.
Lý do là bởi vì trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê với một liều lượng thích hợp. Do vậy, khách hàng sẽ mất cảm giác tạm thời trong quá trình mài răng và từ đó không hề còn cảm giác đau nhức.
Sau khi tiêm thuốc tê thì có thể làm giảm những tổn thương trên bề mặt răng sẽ tạo ra những cơn đau nhức, khó chịu và gây ê ẩm nhẹ cho khách hàng.
Đây là hiện tượng bình thường sau khi thực hiện bắc cầu răng. Cảm giác đau sẽ có nhiều trong 1 – 2 ngày đầu tiên và giảm dần trong 4 – 5 ngày sau đó.
2. Tại sao làm cầu răng sứ lại bị đau nhức kéo dài?
Những cơn đau sau khi mài răng để làm cầu răng sứ sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần và có xu hướng giảm dần sau thời gian này.
Nếu sau khoảng 1 tuần mà bạn vẫn thấy đau nhức và ê ẩm không thuyên giảm thì có thể đã xảy ra vấn đề trong quá trình làm bắc cầu răng.
2.1 Do bác sĩ mài răng quá tay
Bắc cầu răng sứ có đau không thì thường sẽ bị ảnh hưởng bởi trình độ, tay nghề và kinh nghiệm mài răng của bác sĩ.
Nếu bác sĩ chỉ dựa vào tỷ lệ mài răng trên lý thuyết thì khả năng mắc sai sót trong các trường hợp đặc biệt sẽ rất là cao.
Bởi cấu trúc men răng của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy có thể cùng một độ dày nhưng độ chắc khỏe chắc chắn sẽ khác nhau.
Vì vậy, bác sĩ không có kinh nghiệm sẽ dễ bị mài quá lực và khiến tỷ lệ mài răng bị vượt quá so với tiêu chuẩn. Từ đó, làm lộ ngà răng và gây cảm giác ê buốt cho khách hàng.
2.2 Khớp cắn quá cao
Điều chỉnh khớp cắn khi làm cầu răng cũng là một trong những kỹ thuật khá khó đối với mỗi bác sĩ.
Bởi khi tiến hành lắp một chiếc răng mới vào thay thế răng tự nhiên nếu mà các thông số về kích thước hoặc độ cao không chuẩn sẽ tạo ra áp lực lên xương hàm và gây đau nhức khó chịu.
Ngoài ra, nếu thiết kế răng sứ không chuẩn sẽ dễ khiến bề mặt tiếp xúc với răng đối diện không chuẩn và bạn sẽ có thể bị đau thêm ở chiếc răng đối diện đó.
2.3 Răng bị sâu
Những cơn đau sau khi làm cầu răng có thể do hiện tượng bị sâu ăn gây ra. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho biết, nếu khách hàng chăm sóc răng miệng tốt và chất lượng cầu răng đảm bảo thì tỷ lệ đau do sâu răng sẽ thấp.
Bởi nhịp cầu răng được bịt kín bởi các loại keo nha khoa đặc biệt và thân răng sứ cũng kháng được toàn bộ mọi loại vi khuẩn. Do vậy, khả năng bị sâu răng tấn công xuyên thủng các lớp phòng ngự này là cực kỳ thấp.
Tuy nhiên, nếu lớp keo nha khoa bị hở thì thân răng sứ sẽ bị nứt vỡ và không được khắc phục sớm thì vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các con đường này. Từ đó, những cơn đau ở cầu răng sứ sẽ bắt đầu dần dần xuất hiện.
2.3 Có thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ của khách hàng sẽ tạo ra áp lực rất lớn lên cầu răng. Áp lực này thông qua cầu răng và tác động trực tiếp tới răng thật và xương hàm bên dưới.
Nếu nghiến răng kéo dài thì sẽ khiến cảm giác đau ở cầu răng sứ ngày càng rõ rệt hơn. Tới một thời điểm nào đó thì có thể gây gãy cầu răng hoặc viêm xương.
3. Biện pháp phòng tránh đau nhức sau khi làm cầu răng sứ
Để làm cầu răng sứ không bị đau thì nhất thiết bạn phải được các bác sĩ có kinh nghiệm hoặc có tay nghề cao trực tiếp thực hiện.
Có như vậy bạn mới có thể loại trừ được khả năng bị đau khi làm cầu răng là do kỹ thuật phục hình. Từ đó, sẽ tập trung tìm và giải quyết được các nguyên nhân nhanh gọn hơn.
Tuy nhiên, để phòng bệnh hơn chữa bệnh thì bạn nên quan tâm tới những lưu ý để tránh đau nhức sau khi thực hiện cầu răng sứ thì sẽ rất tốt.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau đúng liều lượng của bác sĩ đã kê đơn.
Hạn chế ăn nhai các loại thực phẩm cứng hoặc quá cứng.
Tiến hành chải răng đủ 2 lần mỗi ngày và kết hợp thêm với các loại nước súc miệng chuyên dụng.
Nên đeo máng chống nghiến răng nếu có thói quen nghiến răng thường xuyên.
Cuối cùng, nếu bỗng dưng được xuất hiện đau nhức ở cầu răng sứ thì bạn nên trực tiếp tới phòng khám nha khoa sớm để kiểm tra và tránh tự chữa trị tại nhà.
4. Nên làm cầu răng ở đâu thì uy tín
Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa để đảm bảo việc làm cầu răng sứ không bị đau thật sự hề đơn giản chút nào.
Bởi trong lúc làm bắc cầu răng sứ thì rõ ràng bất cứ nha khoa nào cũng có thể giúp bạn không bị đau và đơn giản chỉ là tiêm một lượng thuốc tê nhất định là được.
Quan trọng nhất sau khi làm cầu răng sứ là nếu bạn được làm bởi bác sĩ có tay nghề cao phục hình thì tỷ lệ bị đau nhức sẽ cực kỳ thấp.
Nha khoa Home Dental đã trải qua nhiều năm cung cấp dịch vụ và thực hiện phục hình sứ hoặc bắc cầu răng sứ cho hàng triệu loại khách hàng.
Tính tới nay, những phản hồi cho dịch vụ làm cầu răng sứ tại Nha Khoa Home Dental đều rất tốt. Để có được điều này, Nha Khoa chúng tôi chỉ tuyển dụng những bác sĩ có ít nhất 10 năm kinh nghiệm vào làm việc.
Ngay cả các trợ thủ của chúng tôi cũng đều có kinh nghiệm ít nhất 2 năm làm việc trong lĩnh vực này. Do vậy, về yếu tố trình độ và kỹ thuật của bác sĩ thì bạn không cần phải quá lo lắng khi làm dịch vụ tại Nha Khoa Home Dental.
Ngoài ra, với phương châm hoạt động lâu dài trên thị trường thì chúng tôi cam kết bảo hành dịch vụ làm cầu răng sứ cho khách hàng ở mức cao nhất.
Xem thêm:NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC BỌC RĂNG SỨ