Call Us Anytime: 0914665656
dan-rang-su

Dán răng sứ Veneer có đau không?

Để dán veneer thì bác sĩ bắt buộc phải mài một ít men răng trên bề mặt trước của răng. Vì vậy, có nhiều khách hàng thắc mắc liệu dán răng sứ veneer có đau không? Cảm giác sẽ như thế nào? Làm thế nào để hạn chế được tình trạng đau nhức, ê buốt? Và hệ lụy sẽ ra sao nếu dán sai kỹ thuật. Thì bạn hãy trực tiếp xem chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.

1. Dán răng sứ có thật sự đau không?

Dán răng sứ Veneer chắc chắn sẽ có gây một chút đau nhức cho khách hàng sau quá trình thực hiện. Tuy nhiên,có một số trường hợp không hề cảm thấy đau nhức sau khi dán veneer.

Nguyên nhân khiến việc dán răng sứ bị đau là do khi dán Veneer vẫn yêu cầu cạo đi 1 chút men răng. Vì vậy, bác sĩ vẫn phải dùng máy mài nha khoa để ma sát lên bề mặt răng nhằm loại bỏ men răng.

Trong quá trình mài răng, bác sĩ đã tiến hành gây tê nên chắc chắn khách hàng sẽ không cảm giác bị đau. Thế nhưng, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì có nhiều người sẽ cảm thấy hơi ê buốt & đau nhức.

Thông thường cảm giác ê buốt và đau nhức sau khi mài răng dán veneer sẽ kéo dài khoảng từ 2 – 3 ngày. Tùy theo từng cơ địa, thể trạng của từng người mà thời gian có thể kéo dài lâu hơn một chút, tuy nhiên chắc chắn sẽ không quá 1 tuần.

Ngoài ra, do lượng men răng cần mài khi dán Veneer rất ít. Vì vậy, chắc chắn cảm giác đau nhức hay ê buốt cũng dễ chịu hơn nhiều so với việc mài răng để bọc sứ.

Bên cạnh đó, với những người chỉ dán Veneer cho 1 – 2 răng thì mức độ đau nhức và ê buốt cũng ít hơn rất nhiều so với dán nhiều răng sứ hoặc dán cả hàm.

Chính vì vậy bạn hãy yên tâm, nếu dán răng sứ thực sự đau hay khó chịu quá thì đã không có nhiều người sử dụng dịch vụ này cho tới tận bây giờ.

Tính tới nay, Nha Khoa Home Dental đã làm veneer cho hàng triệu khách hàng và chưa một ai phàn nàn về dịch vụ của chúng tôi.

dan-rang-su

2. Dán răng sứ Veneer sai kỹ thuật có thể gây nên những hệ lụy gì?

Do nhu cầu thực hiện dán răng sứ ngày nay tăng cao. Nên cũng có không ít các phòng khám nha khoa vì lợi nhuận mà bất chấp thực hiện dán sứ Veneer không đảm bảo kỹ thuật cho khách hàng. Nếu không lựa chọn được địa chỉ làm răng kỹ càng, uy tín thì có thể bạn sẽ chính là một trong những người gặp phải những trường hợp này:

2.1 Khớp cắn bị lệch

Có rất nhiều người sau khi dán răng sứ rất khó để cắn đứt thức ăn. Đây là dấu hiệu của việc khớp cắn đã bị thay đổi sau khi tác động các kỹ thuật lên răng. Nguyên nhân dẫn đến từ việc bác sĩ thực hiện không chính xác, tạo nên sự xáo trộn khớp cắn.

Với những tình trạng ăn nhai bị ê buốt, không thoải mái này bắt buộc bạn phải quay trở lại nha khoa cũ để các bác sĩ chỉnh lại mặt dán sứ khớp cắn. Tuy nhiên, nếu để một thời gian dài khớp cắn không được điều chỉnh thì sẽ để lại một sẽ hệ quả như: Khớp thái dương hàm bị lệch, mỏi hàm và tổn thương các răng khác.

2.2 Gây tổn thương sâu sắc đến tủy răng

Một trong những mối nguy hại lớn nhất khi không may gặp phải những bác sĩ tay nghề không tốt đó là quá trình tinh chỉnh răng bị quá đà và trực tiếp can thiệp sâu đến tủy răng. Nếu bác sĩ có tâm với nghề thì sẽ luôn cố gắng bảo tồn răng thật tối đa cho khách hàng. Còn với những bác sĩ trôi nổi có thể vì lợi nhuận mà vẫn nhận các ca bệnh nặng, rồi tiến hành mài sâu hơn để dễ dàng tiến hành dán sứ cho đều nhau.

2.3 Cấu trúc nha chu của răng bị tổn thương

Một chiếc răng tự nhiên đế răng sẽ bám chắc chắn vào xương hàm là nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng nha chu bao quanh chân răng. Tuy nhiên, khi bắt đầu các thao tác dán răng sứ Veneer sẽ có những tác động lên phần giao tiếp giáp với phần giữa mặt dán sứ và lợi. Vì vậy, nếu kỹ thuật dán sứ không chính xác, răng sứ không bám khít vào răng thật sẽ tạo ra một khoảng hở và thức ăn thường xuyên bị đọng lại.

Vị trí này lại rất khó để tự làm sạch và sẽ dễ dàng tạo nên một môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng và hình thành các ô viêm. Lúc này các ổ viêm bắt đầu dần dần biến chứng thành viêm lợi làm tổn thương nha chu quanh răng. Điều này, gây nên tình trạng hôi miệng, nguy hiểm hơn là bị tiêu xương.

Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích thẩm mỹ của phương pháp dán răng sứ Veneer. Tuy nhiên, không nên vì làm đẹp mà bất chấp cả sức khỏe răng miệng của mình. Hệ lụy từ việc dán răng sứ hỏng sẽ không thể hoàn toàn lường trước được.  Chính vì vậy, hãy cận thận và lựa chọn nơi thực hiện phương pháp này uy tín chất lượng nhé. 

dan su veneer

3. Để hạn chế đau sau khi dán răng sứ veneer cần làm gì?

Dẫu biết răng dán răng sứ veneer không gây quá đau nhức hay khó chịu quá nhiều. Thế nhưng, với những người đang chuẩn bị dán veneer thì đau ít hay nhiều vẫn là điều làm họ rất băn khoăn khó chịu.

Hiểu được tâm lý của khách hàng, Nha khoa Home Dental đã tổng hợp một số mẹo giúp bạn hạn chế đau nhức sau khi dán răng sứ.

3.1 Chọn bác sĩ có tay nghề chuyên môn giỏi

Trên thực tế, dán răng sứ Veneer có đau không còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình mài răng của bác sĩ. Lượng men răng cần phải mài khi dán răng sứ chỉ được tính bằng đơn vị mm.

Do đó, nếu làm cần lựa chọn bác sĩ có sự chắc về tay và kinh nghiệm điều khiển máy mài răng cực kỳ tốt. Nếu không men răng sẽ bị mài quá tỷ lệ cần thiết, từ đó sẽ dễ làm tổn hại tới ngà răng hoặc các loại dây thần kinh xung quanh và gây ê buốt.

Vậy nên, khách hàng nên tìm hiểu và chọn bác sĩ có tay nghề đảm bảo để hạn chế tình huống xấu không may xảy ra. Bởi khi đó, ngoài đau răng bạn sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khôn lường khác nữa.

3.2 Sử dụng thuốc giảm đau vừa đủ

Một số nhà nghiên cứu đã chứng minh mỗi người sẽ có một ngưỡng chịu đau khác nhau. Vì thế, nhiều khi cùng một thủ thuật, một bác sĩ thực hiện mà sẽ có người thấy đau và sẽ có người không thấy đau.

Vậy nên, mặc dù dán răng sứ không quá đau nhưng với khách hàng có cơ địa kém thì cảm giác khó chịu vẫn là một cơn ác mộng.

Nếu bạn không may rơi vào trường hợp này thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Tuyệt đối, không tự ý sử dụng thuốc giảm đau.

nha khoa Home - dán sứ veneer

3.3 Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học

Một mẹo nữa để hạn chế đau răng sau khi dán veneer là bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi dán răng sứ. Chẳng hạn, bạn nên chọn dán răng sứ vào cuối tuần để có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Bởi tình trạng khó chịu, đau ế buốt răng sau khi dán răng sứ thường xảy ra khi hết thuốc tê. Vậy nên, bạn nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi. Ví dụ bạn có thể ngủ để không phải đối mặt với cảm giác khó chịu.

3.4 Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng veneer của bác sĩ

Việc chăm sóc răng veneer sau khi hoàn thành là cực kỳ quan trọng. Bởi vậy, tại các nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ luôn dặn dò kỹ khách hàng làm sao để bảo vệ răng tốt nhất có thể.

Việc chăm sóc và vệ sinh răng veneer sạch sẽ được các chuyên gia đánh là giá khá đơn giản và không khác biệt nhiều so với răng tự nhiên. Do đó, bạn hãy chắc chắn đảm bảo tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh thức ăn mắc kẹt hay vi khuẩn tấn công sẽ gây kênh, cộm dẫn đến đau đớn và gây ra các bệnh lý răng miệng khác.

Dù được đa số người nhận xét là không đau. Nhưng dán răng sứ có đau hay không là câu hỏi mà bạn có thể hoàn toàn tự mình trả lời được thông qua lựa chọn và sự chuẩn bị của bản thân.