Bọc răng sứ có bị hôi miệng như lời đồn không? 4 cách để xử lý hôi miệng triệt để
Bọc răng sứ có bị hôi miệng như những lời đồn không? Đây chắc chắn là một trong những câu hỏi đang được rất nhiều người thắc mắc. Đặc biệt, việc mài răng bọc sứ KHÔNG làm sẽ sinh ra cảm giác hôi miệng cho khách hàng. Tuy nhiên, những biến chứng sau khi bọc răng mới chỉ là nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng như: nứt răng, mão sứ lỏng lẻo và miệng có bệnh nha chu.
Contents
1. Bọc răng sứ có bị hôi miệng như lời đồn không?
Bọc răng sứ chắc chắn sẽ không gây ra tình trạng hôi miệng. Bởi bản chất của quá trình bọc răng sứ sẽ không xâm lấn hoặc rạch cắt đến các vùng mô nướu mà chỉ mài nhỏ phần men răng thật và bọc mão sứ từ phía bên ngoài.
Chất liệu của răng sứ dù là mão kim loại hay sứ thì cũng đều là các loại thành phần lành tính và không biến đổi chất liệu hay xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào để sinh ra bệnh hôi miệng.
Theo các nha sĩ, quá trình bọc răng sứ còn có thể ngăn chặn được tình trạng hôi và thối miệng. Bởi chúng giúp việc mài nhỏ hết phần mảng bám, sâu răng và khắc phục những khe răng mọc xô lệch hay các loại thức ăn thừa giắt vào. Khách hàng vừa phục hình được thẩm mỹ răng mà vừa có được bộ răng trắng hoặc đều đặn không có nguy cơ hôi miệng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi bọc sứ thẩm mỹ hàm miệng sẽ bị hôi thối và có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do kỹ thuật của việc bọc sứ của bác sĩ sẽ kém tay nghề và có rất nhiều sai sót trong quá trình gắn mão sứ và cố định sứ.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận được rằng: Việc bọc răng sứ vốn là kỹ thuật nhằm để khắc phục tình trạng răng xấu và răng mọc lệch nên hoàn toàn không là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Nhưng nếu quá trình bọc răng thực hiện sai kỹ thuật thì tình trạng hôi miệng này sẽ có thể xảy ra.
2. Nguyên nhân của việc bọc răng sứ gây hôi miệng
Có những lý do nào khiến việc thẩm mỹ của răng bằng bọc sứ làm miệng của bạn có mùi khó chịu? Thì theo bác sĩ có thể xuất phát từ 5 lý do sau đây:
2.1 Do thành phần kim loại bị oxi hóa
Những dòng răng mão kim loại ít nhiều sẽ bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng khi sử dụng trong thời gian lâu. Nguyên nhân là chúng sẽ phản ứng với nước bọt và môi trường kiềm trong miệng, vi khuẩn hoặc gia vị thức ăn. Phần mão có thể sẽ bị lộ bóng đen và ngả màu nâu đen. Chúng ta sẽ cảm thấy hơi thở có mùi tanh, hôi và khó chịu nên không rõ nguyên do dù đã vệ sinh răng miệng rất kỹ.
Với những trường hợp ngay sau khi thực hiện việc bọc răng thấy hôi miệng ngay có thể cơ địa sẽ bị dị ứng với kim loại. Biểu hiện là ngứa rát, sưng đỏ nướu, có vết viêm mủ và có thể sẽ hôi tanh miệng. Nếu có đầy đủ 3 biểu hiện trên thì khách hàng cần phải liên lạc với nha sĩ ngay lập tức.
2.2 Do kỹ thuật lắp răng
Theo yêu cầu của việc bọc sứ tiêu chuẩn thì mão sứ cần lắp khít khoảng 100% với chân răng thật và bao kín xung quanh nướu. Tuy nhiên, những bác sĩ yếu kém tay nghề thì tiến hành lấy dấu hàm thiếu chính xác và chế tác sơ sài đã làm cho quy trình lắp mão răng sai với tiêu chuẩn.
Có rất nhiều khách hàng gặp phải tình trạng răng giả lệch lạc và mão răng sứ hoặc nướu bị hở ra 1 khoảng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thậm chí là có thể dùng tay tác động lên răng để dễ dàng lung lay hơn.
Những khoảng hở chính là ngôi nhà lý tưởng cho thức ăn thừa đọng lại và sinh ra rất nhiều ổ vi khuẩn có hại. Chúng sẽ dễ lan rộng ra các vùng nướu khác trong hàm và bám vào men răng gây ố vàng hoặc bị sâu răng. Nếu không tiến hành phục hình lại kịp thời thì chúng ta sẽ cảm thấy bị chua và có cảm giác hôi miệng.
2.3 Thực hiện bọc răng sứ bị nứt
Những dòng răng sứ kém chất lượng, chế tác mỏng, yếu và nguyên liệu không đạt chuẩn thì rất dễ bị bung, nứt, và sứt mẻ hoặc không chịu được lực ăn nhai mạnh. Những vết nứt không chỉ làm vẻ đẹp thẩm mỹ giảm đi nghiêm trọng mà còn rất dễ bám đọng thức ăn gây ra tình trạng hôi miệng. Nếu vị trí nứt ở mặt trong khách hàng thì có thể sẽ không nhìn thấy và nghi ngờ hôi miệng do một số nguyên nhân khác và kéo theo những hệ lụy là điều trị sai lầm.
Ngoài ra, người có thường xuyên nhai cắn đồ cứng hoặc ngủ nghiến răng thì cũng là nguyên nhân khiến cho men răng sứ nứt vỡ nhanh chóng. Điều này, dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào phần mão bên trong và gây hôi miệng và viêm nướu.
2.4 Cầu răng hở nhịp
Với những người làm cầu răng bọc sứ, tình trạng hôi miệng sẽ diễn ra nhanh chóng bởi phần nhịp giữa của 2 trụ răng sẽ bị hở, và có rất nhiều chỗ trống. Khi thực hiện chức năng ăn nhai và thức ăn vụn nhỏ sẽ dễ dàng chui lọt qua và nằm tại kẽ hở. Nếu không được loại bỏ sớm thì chúng sẽ tích tụ được lại cho đến khi đầy ứ trong cầu răng và sinh ra rất nhiều vi khuẩn gây hôi miệng.
2.5 Chưa xử lý được dứt điểm bệnh lý răng
Có rất nhiều người đi thẩm mỹ răng do răng và miệng có bệnh lý như: sâu răng, răng ố vàng và hỏng tủy. Theo nguyên tắc khách hàng phải điều trị dứt điểm bệnh lý trong răng mới thực hiện bọc răng sứ được. Tuy nhiên, vì bác sĩ thiếu chuyên môn, cẩu thả và không kiểm tra cẩn thận hoặc điều trị bệnh sơ sài nóng vội nên sẽ gây ra những vết hở, vi khuẩn và bệnh lý chưa khỏi hẳn.
Hậu quả là khi thực hiện bọc mão sứ lên trên, các tổ chức nhiễm khuẩn bên trong vẫn sẽ hoạt động mạnh. Để từ đó gây ra triệu chứng hôi miệng, sưng đỏ nướu, áp xe răng và viêm xoang xương hàm.
3. Xử lý như thế nào khi gặp tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ
Sau khi bọc răng thẩm mỹ về nhà, nếu khách hàng bị hôi miệng liên tục kéo dài và tình trạng bị hôi miệng tăng lên mỗi ngày thì chỉ cần làm ngay 2 việc sau:
3.1 Vệ sinh răng sứ kỹ càng
Theo như bác sĩ chia sẻ thì hôi miệng có thể do răng sứ bị nứt vỡ ở mão sứ hoặc men răng ở mặt trong. Chúng ta, chỉ cần có chế độ vệ sinh răng sứ cẩn thận hơn bằng một số cách sau:
– Thực hiện chải các kẽ xung quanh răng sứ kỹ càng và nhiều hơn ở các vùng răng khác. Cố gắng chải đều 4 mặt và tập trung vào mặt nhai hoặc kẽ cạnh 2 răng kế bên.
– Có thể kết hợp chải răng rồi sau đó dùng máy tăm nước để đặt vòi xịt vào kẽ răng nhằm để áp lực từ máy giúp loại bỏ được kỹ hơn các loại thức ăn thừa.
– Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn món ăn nhiều xơ, nạc, dai và dính. Chỉ cần buộc 2 đầu chỉ vào 2 ngón tay rồi sau đó luồn chỉ qua các kẽ các răng và di chuyển qua lại để chỉ cuốn đi những vụn đồ thừa ra ngoài hoặc kẽ răng được sạch sẽ hơn.
3.2 Đi khám nha khoa định kỳ
Việc ưu tiên số 1 là thông báo cho các bác sĩ về tình trạng hôi miệng của mình một cách trung thực như: triệu chứng, thời gian xuất hiện, tần suất diễn ra và hoạt động ăn nhai. Sau đó, trực tiếp đi đến nha khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ xét nghiệm sức khỏe và kiểm tra lại nhịp răng.
4. Phương pháp phòng ngừa hôi miệng do răng sứ gây ra
Có thể nói, hôi miệng là một cảm giác gây ra nhiều cảm giác khó chịu và ám ảnh với rất nhiều người. Chúng có thể làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp, giảm vị giác và sinh ra sự buồn chán. Vậy làm thế nào để tránh bị hôi miệng sau quá trình bọc sứ?. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra 4 cách để phòng ngừa và làm giảm cảm giác hôi miệng sau quá trình phục hình răng thẩm mỹ:
4.1 Đảm bảo răng sạch sẽ
Răng miệng sạch sẽ là nền móng tạo nên một hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho. Chỉ cần trước và sau quá trình bọc sứ bạn tuân thủ đúng các chỉ dẫn vệ sinh răng miệng từ các hiệp hội nha khoa thì chắc chắn tình trạng viêm nhiễm sẽ không thể xảy ra.
Để đảm bảo răng miệng sạch sẽ thì việc duy trì tần suất chăm sóc sẽ từ 2-3/lần là chưa đủ. Chúng ta cần có sự quan tâm đến cả chất liệu bàn chải, thành phần kem đánh răng và cơ địa hàm miệng hoặc các thao tác trong quá trình chải răng.
Để biết răng của mình nên dùng loại kem đánh răng nào và cần bổ sung thêm hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu.Thì hãy đến trực tiếp tại nha khoa để có câu trả lời chính xác nhất.
4.2 Hạn chế thực phẩm có hại
Tránh xa những kẻ thù của hàm răng là việc làm quan trọng để giúp răng thật hoặc răng giả và môi, nướu, lưỡi được bảo đảm an toàn lâu dài. Bạn nên tránh một số kẻ thù như:
– Các loại nước ngọt có gas, bia rượu, hoa quả chua có axit như: cocacola, soda, nước ngâm trái cây lên men, chanh và quất, xoài. Các loại đồ ăn thức uống có chất gas và axit sẽ dễ làm xói mòn men răng và bào mòn nướu. Quá trình ăn mòn chúng ta có thể cảm nhận được khi mỗi lần uống đồ có ga, miệng sẽ tê liệt và có cảm giác giống như bị chích và men răng sủi bọt.
– Những đồ ngọt nhiều đường hóa học như: đường, bánh kẹo cô đặc từ đường hoặc nước ngọt, sữa. Các đồ này thường có hàm lượng đường rất dễ tồn đọng trong miệng và thường phản ứng với nước bọt. Đó là lý do tại sao, bạn nên uống đồ ngọt xong ngay lập tức hàm miệng chúng ta sinh ra cảm giác bị chua hoặc hôi. Đây chính là tác nhân lớn số 1 dễ khiến phát sinh ra sâu răng và các loại vi khuẩn gây mùi hôi miệng khó chịu.
4.3 Tái khám định kỳ
Miệng bị hôi sau quá trình bọc sứ có thể là do 1 hoặc tổng hòa nhiều nguyên nhân cộng lại. Chỉ dùng bằng mắt thường và kiến thức phổ thông thì chúng ta không thể chẩn đoán được chính xác là nguyên nhân do đâu. Vì vậy, cách để bảo vệ răng miệng tốt nhất vẫn là đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm.
Tái khám định kỳ tại nha khoa khoảng 1 năm 2 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 6 tháng là điều rất cần thiết. Hàm miệng được y tá chăm sóc vệ sinh sạch sẽ; cao răng và mảng bám được loại bỏ. Ngoài ra, các bác sĩ nha khoa sẽ chụp chiếu và kịp thời chữa trị nếu có bệnh lý phát sinh ra.
4.4 Chọn phòng khám uy tín chất lượng
Qua những thông tin được chia sẻ ở phần trên thì khách hàng có thể nhận thấy được việc lựa chọn phòng khám là rất quan trọng. Một phòng khám nha khoa uy tín chất lượng sẽ có một số yếu tố sau để đảm bảo được quá trình bọc răng sứ an toàn:
– Các nha khoa được Bộ y tế cấp phép hoạt động và chứng thực có đủ cơ sở vật chất, máy móc, phòng khám vfa đội ngũ y bác sĩ đạt tiêu chuẩn.
– Sở hữu được tên tuổi bác sĩ nổi tiếng với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực về răng hàm mặt.
– Hệ thống máy móc sẽ hỗ trợ can thiệp răng miệng hiện đại, nhập khẩu và đảm bảo tỷ lệ thành công tối đa nhất.
– Có đầy đủ chu trình tư vấn, ký hợp đồng, điều trị cho khách hàng rõ ràng và minh bạch kèm theo cam kết về kết quả sau khi điều trị.
Nên lựa chọn được địa chỉ bọc răng sứ chất lượng để chúng ta có thể yên tâm về sự an toàn và vẻ đẹp thẩm mỹ hoặc tính lâu bền của răng sứ. Đặc biệt, sẽ không thể gặp phải những biến chứng hay rủi ro nghiêm trọng như những tấm gương bọc sứ thất bại tràn lan khác trên thị trường.